Kể từ khi Rubik lập phương 3x3 ra đời năm 1974, đã có rất nhiều các phiên bản Rubik khác nhau được sáng tạo và phát triển trên khắp thế giới. Có nhiều phiên bản mặc dù có cùng tên Rubik, nhưng lại giống như một trò chơi lắp ghép với nhiều hình dạng có thể xây dụng, hơn là một trò giải đố như phiên bản gốc. Và Rubik Snake là một trong số đó. Cùng tìm hiểu cách chơi Rubik Snake trong bài viết dưới đây của Thủ thuật chơi.
Rubik Snake là gì?
Rubik Snake hay còn gọi là Rubik rắn, Rubik dài, Rubik xoắn, Rubik rắn biến hình, Rubik rắn giải đố… Là một trò chơi giải đố do chính cha đẻ của Rubik lập phương sáng tạo ra - Ernő Rubik vào năm 1981.
Rubik Snake được cấu tạo nên bởi 24 mảnh có hình nêm - là khối lăng trụ tam giác vuông cân. Các khối được nối với nhau bằng bulong lò xo giúp chúng có thể xoay được mà không bị tách rời khỏi nhau. .24 khối lăng trụ được sắp xếp thành hàng với một hướng xen kẽ nhau (bình thường và lật ngược xuống) Mỗi khối lăng trụ có thể ở bốn vị trí khác nhau với mỗi độ lệch 90°. Thường thì các khối lăng trụ có màu xen kẽ nhau.
Khi mới mua, Rubik Rắn thường có dạng “quả bóng” với 8 mặt hình tam giác và 18 mặt hình vuông lõm và không đều. Bằng cách xoay các mảnh của Rubik Snake, chúng ta có thể tạo ra nhiều hình dạng giống nhiều các vật thể, con vật hoặc hình học khác nhau.
Quy ước cách xoay Rubik Snake
Như đã nói ở trên, Rubik Snake không có bất kì hình dạng mặc định nào, hoặc nếu có, thường mọi người sẽ quy dạng “quả bóng” là mặc định. Vì vậy, Rubik Snake không có một cách giải. Thay vì thế, bạn cần quyết định trước rằng hình dạng bạn muốn đạt được cuối cùng là gì trước khi tìm phương pháp xoay.
Các bước để tạo ra một hình dạng của Rubik Snake có nhiều cách. Mình sẽ đưa ra các quy ước cơ bản nhất như sau:
Kí hiệu các mảnh Rubik
- Hình dạng phổ biến khi bắt đầu chơi của Rubik Snake thường là dạng một thanh thẳng với các khối lăng trụ ( trên và dưới) xen kẽ nhau, với các mặt hình chữ nhật hướng lên trên hoặc xuống dưới, và các mặt tam giác hướng về phía bạn.
- 12 khối lăng trụ bên dưới được đánh số từ 1 đến 12 theo thứ tự từ trái sang phải.
Kí hiệu các mặt
- Mặt nghiêng bên trái và phải của các khối lăng trụ lần lượt được gắn nhãn L (Left) và R (Right).
Kí hiệu hướng xoay
Bốn vị trí khả thi của khối lăng trụ liền kề trên mặt nghiêng L và R được đánh số 0, 1, 2 và 3 (đại diện cho chỉ số xoắn giữa khối lăng trụ phía dưới và khối lăng trụ liền kề L hoặc R). Việc đánh số được dựa vào hướng của Rubik lúc xoay so với bạn:
- Vị trí 0 là vị trí bắt đầu cho nên nó không được ghi chú rõ ràng trong các bản hướng dẫn từng-bước-một.
- Vị trí 1 là xoay khối liền kề về phía gần bạn
- Vị trí là 2 xoay ngược 90°
- Vị trí 3 là xoay khối liền kề ra xa bạn.
Dựa vào các quy tắc trên, mỗi lần xoay có thể được mô tả đơn giản là:
1. Số thứ tự của các khối lăng trụ bên dưới (từ trái sang): 1 đến 12
2. Mặt nghiêng trái hoặc phải của khối lăng trụ đó: L hoặc R
3. Vị trí xoay: 1, 2 hoặc 3
Ví dụ: 11R2 được hiểu là xoay khối lăng trụ dưới thứ 11 ( từ trái sang) theo mặt nghiêng bên Trái của nó một góc 90 độ.
Bằng việc học và ghi nhớ các kí hiệu của Rubik Rắn bạn có thể tự đọc các công thức xoay Rubik Rắn trên mạng. Hoặc bạn có thể tự mò mẫm để tự giải chúng.
Viết bình luận